CƠ QUAN ĐẦU MỐI QUỐC GIA VIỆT NAM
VỀ PHÒNG, CHỐNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT

CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC 81

Philippines đạt được nhiều thành tựu trong việc giải quyết các vấn đề phòng, chống rửa tiền

Philippines tiếp tục đạt được nhiều tiến bộ trong việc giải quyết các thiếu sót về tuân thủ kỹ thuật đối với các hoạt động phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố (AML/CFT) trước thời hạn do Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính quốc tế – Cơ quan giám sát tài chính khủng bố và rửa tiền toàn cầu (FATF) có trụ sở tại Paris – đã đặt ra.

Dựa trên báo cáo đánh giá đa phương lần thứ ba về Philippines, Tổ chức Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) đã nâng mức tuân thủ của Philippines đối với hai khuyến nghị, từ tuân thủ một phần (PC) thành tuân thủ phần lớn (LC).

APG cho biết Philippines đã giải quyết những thiếu sót liên quan đến quy định về các lĩnh vực kinh doanh hoặc ngành nghề phi tài chính bị chỉ định (DNFBPs), đặc biệt là các thủ tục cấp phép của Cục Quản lý Giải trí và Trò chơi của Philippine (PAGCOR) chỉ bao gồm Hội đồng quản trị, không có cổ đông hoặc các chủ sở hữu hưởng lợi, cũng như việc thiếu thông tin chính xác về các sòng bạc trên đất liền dưới sự giám sát của Cơ quan quản lý khu kinh tế Cagayan (CEZA), cùng với Cơ quan Quản lý vận tải tự do và khu kinh tế Aurora Thái Bình Dương (APECO).

Đỉnh điểm vào tháng 2/2021, đã có 50 trường hợp PAGCOR và 25 trường hợp CEZA được cấp phép chơi game ở nước ngoài, so với 4 trường hợp vào thời điểm báo cáo đánh giá đa phương năm 2019.

Những thiếu hụt này còn bao gồm cả các đại lý bất động sản, những cá nhân không được bảo đảm theo bất kỳ khung pháp lý nào liên quan đến AML/CFT.

APG cho biết PAGCOR đã ban hành hướng dẫn bổ sung có hiệu lực kể từ tháng 1 về việc kiểm tra xác suất. Bên cạnh đó, Luật phòng, chống rửa tiền (AMLA), các quy tắc và quy định thực thi đã được sửa đổi để bổ sung những cá nhân được bảo đảm bao gồm cả các nhà phát triển và các nhà môi giới bất động sản. Philippines cũng đang tiếp tục phát triển khung pháp lý để giám sát dựa trên rủi ro đối với các lĩnh vực DNFBP.

Hơn nữa, APG cho biết Philippines cũng đã giải quyết Khuyến nghị 32 liên quan đến việc không có cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu và cung cấp thêm thông tin từ người vận chuyển trong các trường hợp khai báo sai hoặc không khai báo. Tương tự, các hình phạt đối với hành vi phạm tội bằng hình thức phạt tù không tương xứng, các cơ quan có thẩm quyền không được trao quyền rõ ràng để hạn chế tiền và người mang các công cụ chuyển nhượng bị nghi ngờ rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc các hành vi phạm tội khác.

Theo APG, Philippines đã chứng minh rằng Cục Hải quan (BOC) đã có thẩm quyền yêu cầu và thu thập thêm thông tin từ hãng vận chuyển trong trường hợp khai báo sai, đồng thời đưa ra các khoản tiền phạt tương xứng đối với hành vi khai báo sai hoặc không khai báo tùy thuộc vào tiền tệ, giá trị hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp.

APG cho biết Philippines đã đạt được tiến bộ tốt trong việc giải quyết các thiếu sót về tuân thủ kỹ thuật được xác định trong báo cáo đánh giá đa phương và đã được nâng mức tuân thủ lên LC đối với các Khuyến nghị 28 và 32.

Tuy nhiên, Philippines vẫn chỉ đạt PC đối với Khuyến nghị 15 về công nghệ mới, Khuyến nghị 25 liên quan đến tính minh bạch, quyền sở hữu hưởng lợi và Khuyến nghị 39 về dẫn độ.

Tháng 6/2022 (sau 1 năm rơi vào danh sách xám và tiến hành cam kết chính trị cấp cao), FATF vẫn giữ Philippines trong danh sách xám vì nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hơn nữa kế hoạch hành động nhằm giải quyết những khiếm khuyết chiến lược trong phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Tuy nhiên, FATF tin tưởng rằng Philippines sẽ ra khỏi danh sách xám trước tháng 1 năm 2023 vì nước này đã cam kết giải quyết nhanh chóng các thiếu sót chiến lược đã xác định trong khung thời gian thỏa thuận.

Trung tâm 81-Huy Hiệp

Thống kê

  • 2
  • 1,931
  • 453,251

Cổng TTDT Chính phủ

Báo Quân đội nhân dân·