Cơ chế kiểm tra chuyên sâu cho việc ưu tiên truy vết tội phạm vượt biên, tạm giữ và tịch thu tài sản phạm tội
Ngày 13 tháng 9 năm 2022 Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) và INTERPOL đã khởi động sáng kiến chung về việc thu hồi tài sản từ tội phạm rửa tiền, tạo ra bước ngoặt trong nỗ lực toàn cầu trong việc thu hồi tài sản.
Trong khi việc thu hồi tài sản đang trở thành trở ngại chính trong việc tiếp cận của các quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, theo các công bố mới nhất chỉ có 1% tiền thu hồi được từ nguồn bất hợp pháp, theo đánh giá của Liên hợp quốc về tội phạm và chất gây nghiện. Tài sản phạm tội thường được đưa ra nước ngoài và chuyển qua nhiều nước, làm cho quá trình thu hồi tài sản trở nên khó khăn và đòi hỏi sự hợp tác quốc tế lâu dài.
Hội nghị bàn tròn lần đầu tiên giữa FATF và INTERPOL (FIRE) tập trung hơn 150 chuyên gia cao cấp thống nhất các biện pháp cấp thiết:
- Thúc đẩy chính sách quốc gia và các hành động ưu tiên trong việc truy vết, tạm giữ và tịch thu tài sản phạm tội.
- Tăng cường hợp tác vận hành ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Tăng cường việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp quốc gia với các đơn vị tư nhân.
Trong định hướng chung nhằm củng cố và huy động các chuyên gia toàn cầu, hội nghị ngày 12-13/9 đã có sự tham gia rộng khắp của các chuyên gia thực thi luật pháp, các đơn vị tình báo tài chính, các cơ quan thu hồi tài sản, truy tố, các nhà làm luật, các tổ chức quốc tế và chủ các doanh nghiệp tư nhân.
Khai mạc sự kiện, ông K Shanmugam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Luật pháp Singapore, nhấn mạnh vai trò quan trọng của INTERPOL và FATF trong cuộc chiến toàn cầu chống tội phạm xuyên quốc gia, rửa tiền và tài trợ khủng bố. Bộ trưởng Shanmugam tái khẳng định cam kết của Singapore tiếp tục đóng góp vào công việc quan trọng của FATF và INTERPOL. Ông cũng nhấn mạnh sự hợp tác quốc tế chặt chẽ và quan hệ đối tác công tư mạnh mẽ có thể mang lại kết quả tốt hơn trong việc thu hồi tài sản như thế nào.
“Việc tăng cường tầm nhìn chung và mức độ ưu tiên của việc thu hồi tài sản ở cấp quốc gia tạo ra tiếng nói cho tất cả các bên liên quan, gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng chúng tôi đang hành động để làm tê liệt các tổ chức tội phạm có tổ chức, bảo vệ xã hội tốt hơn và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bền vững. Bằng cách thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu, sáng kiến chung FATF- INTERPOL năm nay có thể tạo ra một thay đổi lâu dài trong cách chúng ta truy vết những vụ phạm tội”. Chủ tịch FATF T.Raja Kumar cho biết.
Tổng thư ký INTERPOL Jürgen Stock cho biết: “Quy mô to lớn của lợi nhuận bất hợp pháp và tốc độ hàng tỷ người đang di chuyển xuyên biên giới là điều vô cùng đáng lo ngại. Các nhóm tội phạm có tổ chức đang phá hoại hệ thống tài chính toàn cầu và gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp và cá nhân. Chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa cho ngày hôm nay. Bằng cách đặt ra tham vọng theo đuổi các giải pháp mạnh tay, chung tay hành động, chúng ta sẽ đưa những vụ việc phạm tội này ra ánh sáng và quay trở lại nền kinh tế hợp pháp ”.
Các bên tham gia nhất trí rằng sự hiểu biết mạnh mẽ hơn về tội phạm rửa tiền toàn cầu, đặc biệt là trên mạng Internet, là trọng tâm của các nỗ lực chống lại tội phạm rửa tiền.
Các đại biểu hoan nghênh sáng kiến chung của FATF và INTERPOL nhằm củng cố mạng lưới thực thi pháp luật và tư pháp quốc tế hoạt động về thu hồi tài sản và các công cụ sẵn có, bao gồm cả việc thí điểm cơ chế dừng thanh toán toàn cầu của INTERPOL. Biện pháp phản ứng nhanh chống rửa tiền (ARRP). Hội nghị cũng nhất trí về sự cần thiết phải tăng cường các tiêu chuẩn của FATF để các quốc gia được trang bị tốt hơn, hành động hiệu quả ở mọi giai đoạn của quá trình thu hồi tài sản.
Thông qua một loạt các phiên họp toàn thể và hội thảo, các chuyên gia đã xem xét những thay đổi chiến lược và hoạt động cần thiết ở cấp quốc gia và quốc tế để thúc đẩy việc thu hồi tài sản. Những thay đổi này liên quan đến quan điểm và văn hóa thực thi pháp luật, các mạng lưới và công cụ quốc tế, cũng như tăng cường pháp luật và các tiêu chuẩn toàn cầu về chống rửa tiền.
Trung tâm 81 – Huy Hiệp