CƠ QUAN ĐẦU MỐI QUỐC GIA VIỆT NAM
VỀ PHÒNG, CHỐNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT

CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC 81

Khuyến nghị của FATF: Những điều bạn cần biết

Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) là một cơ quan quốc tế, liên chính phủ về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Được thành lập vào năm 1989, FATF hoạt động nhằm điều chỉnh các tiêu chuẩn chống rửa tiền và tài trợ khủng bố quốc tế (AML/CFT) trên 38 quốc gia thành viên hiện tại của mình bằng cách ban hành hướng dẫn thường xuyên cho các cơ quan tài chính quốc gia. FATF đưa ra cách tiếp cận AML/CFT trong 40 Khuyến nghị của mình. Trước khi đưa ra các tiêu chuẩn AML/CFT mới, cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên và các tổ chức tài chính muốn hiểu và tuân thủ chính sách của FATF nên tham khảo qua các Khuyến nghị này.

Các khuyến nghị của FATF bao gồm từ việc thực hiện các điều ước quốc tế đến các biện pháp báo cáo và thẩm định khách hàng. Một số khuyến nghị quan trọng nhất được tóm tắt dưới đây:

KHUYẾN NGHỊ 1: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DỰA TRÊN RỦI RO

FATF khuyến nghị các quốc gia thực hiện phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro đối với AML/CFT. Điều này có nghĩa là mỗi quốc gia nên chỉ đạo các cơ quan có nghĩa vụ xác định mức độ rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố mà họ gặp phải và có những hành động tuân thủ thích hợp để đối phó. Chính phủ các nước được định hướng thành lập các cơ quan giám sát quốc gia và các cơ chế quản lý để theo dõi và giảm thiểu các mối đe dọa tội phạm. Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro được cho là nền tảng của hành động AML/CFT hiệu quả và cần thiết nhằm thực hiện các khuyến nghị bổ sung của FATF. Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro có thể mở rộng: mức độ rủi ro cao hơn bắt buộc phải có các biện pháp tuân thủ mạnh mẽ hơn, trong khi các mức độ rủi ro thấp hơn có thể được đáp ứng bằng các biện pháp đơn giản hóa.

KHUYẾN NGHỊ 6/7/35: CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT

Để tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC), FATF khuyến nghị các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp trừng phạt tài chính mục đối với những cá nhân hoặc tổ chức gây ra những rủi ro liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc tham gia phổ biến và tài trợ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các nghị quyết của UNSC yêu cầu các quốc gia đóng băng quỹ và tài sản của những cá nhân và tổ chức được chỉ định ngay lập tức và không cung cấp thêm quỹ hoặc tài sản nào khác. Các quốc gia thành viên của FATF lập và ban hành danh sách trừng mà các tổ chức tài chính có thể tham khảo trước khi thiết lập mối quan hệ kinh doanh với khách hàng, chẳng hạn như những cá nhân có ảnh hưởng chính trị, có thể gây rủi ro. 

KHUYẾN NGHỊ 10: THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG

Các quốc gia nên đảm bảo rằng các tổ chức tài chính của họ đưa ra các thủ tục thẩm định phù hợp để ngăn khách hàng mở tài khoản ẩn danh hoặc dưới tên ảo. Các biện pháp thẩm định khách hành (CDD) này cần được tân thủ khi tổ chức tài chính bắt đầu một mối quan hệ kinh doanh mới, khi một số giao dịch nhất định xảy ra và khi có nghi ngờ về hành động rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố – hoặc bất kỳ nghi ngờ nào về danh tính của khách hàng. Các biện pháp CDD nên được tiếp tục và cho phép các tổ chức tài chính xác minh danh tính khách hàng một cách đáng tin cậy, xác định chủ sở hữu hưởng lợi và làm rõ bản chất của các mối quan hệ kinh doanh.

KHUYẾN NGHỊ 12: NHỮNG CÁ NHÂN CÓ ẢNH HƯỞNG CHÍNH TRỊ (PEPS)

FATF khuyến nghị các tổ chức tài chính cần thực hiện các biện pháp AML/CFT để đối phó với những người nước ngoài có ảnh hưởng chính trị (PEPs) và những rủi ro mà họ có thể gây ra. Các biện pháp đó bao gồm áp dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro đối với các khách hàng cá nhân, xác định nguồn tài sản và quỹ, tiến hành giám sát liên tục và đưa ra quy trình phê duyệt quản lý cấp cao để bắt đầu các mối quan hệ kinh doanh liên quan đến PEPs. Các tổ chức tài chính phải có khả năng thiết lập PEP nào có rủi ro cao hơn và đưa những khách hàng đó vào diện nhận mức độ sàng lọc cặn kẽ hơn. Các biện pháp AML/CFT đối với PEP cũng nên áp dụng cho các thành viên và khách hàng thân thiết của các khách hàng có liên quan.

KHUYẾN NGHỊ 15: TÀI SẢN ẢO

Khuyến nghị 15 của FATF liên quan đến Công nghệ mới và đã được thông báo bằng Bản chú giải về Tài sản ảo, về cơ bản có nghĩa là tiền điện tử. Bản chú giải đưa ra các quy định về việc xử lý Tài sản ảo của cả cơ quan tài chính và các tổ chức có nghĩa vụ liên quan. Điều này bao gồm khuyến nghị rằng các quốc gia áp dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro đối với việc tuân thủ chính sách tiền điện tử trong AML/CFT, và các cơ quan quốc gia cần điều chỉnh, theo dõi và giám sát Nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) và các cơ quan có thẩm quyền quốc gia tạo điều kiện chia sẻ thông tin. FATF cũng khuyến nghị rằng các VASP phải được cấp phép và thực hiện các nghĩa vụ AML/CFT tiêu chuẩn như thẩm định khách hàng, sàng lọc, báo cáo và lưu giữ hồ sơ của những cá nhân có ảnh hưởng chính trị.

Vào năm 2021, FATF đã ban hành Hướng dẫn về Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro đối với tài sản ảo và các Nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo, trong đó đặt ra một loạt lĩnh vực trọng tâm quan trọng cho các nhóm tuân thủ AML/CFT. Những lĩnh vực đó bao gồm làm rõ định nghĩa về tài sản ảo, hướng dẫn xử lý stablecoin, cấp phép VASP và thực hiện Quy tắc dịch chuyển (Khuyến nghị 16). Hướng dẫn này cũng đưa ra các nguyên tắc chia sẻ thông tin và hợp tác giữa các cơ quan giám sát của VASP. 

KHUYẾN NGHỊ 16: CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬ

Khuyến nghị 16 của FATF, còn được gọi là Quy tắc dịch chuyển, yêu cầu các quốc gia thu thập thông tin nhận dạng từ người tạo lập và người thụ hưởng giao dịch ngân hàng trong nước và xuyên biên giới để tạo lộ trình kiểm tra AML/CFT phù hợp. Trên thực tế, điều này liên quan đến việc trao đổi thông tin giữa các bên bất cứ khi nào xảy ra giao dịch, bao gồm gửi tên, địa chỉ thực và số tài khoản. Vào năm 2019, FATF đã cập nhật Quy tắc dịch chuyển để giải thích cho việc sử dụng tiền điện tử ngày càng tăng trên toàn cầu. Quy tắc hiện áp dụng cho các VASP, chẳng hạn như trao đổi tiền điện tử và ví, đồng thời đưa chúng vào các yêu cầu trao đổi thông tin giống như các tổ chức tài chính thông thường trong quá trình chuyển tiền kỹ thuật số. 

Sau khi xem xét vào năm 2021, FATF đã mở rộng Quy tắc dịch để áp dụng cho một loạt sản phẩm và dịch vụ tiền điện tử mới, bao gồm ví cá nhân, mã thông báo không thể thay (NFT) và nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi). 

KHUYẾN NGHỊ 19: CÁC QUỐC GIA CÓ RỦI RO CAO

Một số quốc gia có rủi ro cao hơn về rửa tiền và tài trợ khủng bố  – và những quốc gia này có thể được đưa vào danh sách đen hoặc danh sách xám của FATF. Khi kinh doanh với các cá nhân và tổ chức ở các quốc gia này, FATF khuyến nghị các tổ chức tài chính nên áp dụng các biện pháp thẩm định nâng cao. Trên thực tế, những biện pháp đó bao gồm các cơ chế báo cáo và kiểm toán nâng cao, cấm mở chi nhánh và văn phòng mới hoặc bất kỳ sự phụ thuộc nào vào bên thứ ba và hạn chế các mối quan hệ kinh doanh trong các quốc gia đó. FATF cũng gợi ý rằng các quốc gia thành viên nên thực hiện các biện pháp tư vấn cho các tổ chức tài chính của họ về các điểm yếu AML/CFT của các quốc gia có rủi ro cao.

KHUYẾN NGHỊ 20: BÁO CÁO GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ

Khuyến nghị này của FATF nêu rõ rằng các tổ chức tài chính nên nhanh chóng báo cáo các giao dịch đáng ngờ cho đơn vị tình báo tài chính (FIU) có liên quan. Những giao dịch này đặc biệt liên quan đến các khoản tiền bị nghi ngờ là tiền thu được từ các hoạt động phạm tội hoặc được sử dụng để tài trợ khủng bố. Trong ngữ cảnh này, “các hoạt động phạm tội” chủ yếu đề cập đến tội rửa tiền – tiêu chí được nêu trong Khuyến nghị 3 của FATF. Các giao dịch đáng ngờ phải có nghĩa vụ báo cáo bắt buộc, trực tiếp và phải được báo cáo bất kể số tiền liên quan là bao nhiêu – thậm chí kể cả khi giao dịch không thành công.

KHUYẾN NGHỊ 24: QUYỀN SỞ HỮU HƯỞNG LỢI

Theo Khuyến nghị 24, các tổ chức tài chính phải thiết lập quyền sở hữu hưởng lợi hợp pháp đối với các công ty và các cơ quan có cấu trúc công ty khác để những đó không bị sử dụng vì mục đích rửa tiền và tài trợ khủng bố. Vào tháng 3 năm 2022, FATF đã xác nhận các thay đổi đối với Khuyến nghị 24, đưa ra các yêu cầu mới buộc các quốc gia phải duy trì thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật về quyền sở hữu hưởng lợi của pháp nhân. Các tiêu chuẩn cập nhật có nghĩa là các tổ chức tài chính phải thu thập thông tin về quyền sở hữu hưởng lợi thông qua nhiều phương tiện và các quốc gia thành viên phải đảm bảo họ thực hiện đăng ký quyền sở hữu hưởng lợi công khai (hoặc cơ chế tương tự) để tạo điều kiện tiếp cận thông tin đó. 

Các lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề phi tài chính chỉ định (DNFPB) cũng cần phải tuân thủ Khuyến nghị 24. Trong hướng dẫn của mình, FATF chỉ ra các sòng bạc là mục tiêu quan trọng để tuân thủ quyền sở hữu hưởng lợi, gợi ý rằng họ phải “tuân thủ chế độ giám sát và quản lý toàn diện” để ngăn chặn tội phạm trở thành chủ sở hữu của họ. 

Việc tuân thủ quyền sở hữu hưởng lợi của DNFBP, đặc biệt là trong các sòng bạc, vẫn là một mối lo ngại nghiêm trọng về AML trên toàn cầu. Vào năm 2022, Thượng viện Úc đã nhấn mạnh việc quốc gia này không thể “ban hành bất kỳ quy định nào liên quan đến DNFBP”, chỉ ra rằng hàng tỷ đô la đã được rửa thông qua thị trường nhà ở và qua các sòng bạc. Hoa Kỳ cũng đang tập trung vào việc tuân thủ các quy tắc liên quan đến DNFBP, bằng việc FBI đang săn lùng một kẻ lừa đảo đã rửa hàng nghìn đô la thông qua một sòng bạc ở Cincinnati. Một sòng bạc ở California cũng bị phạt 500.000 đô la vì không tuân thủ các giao dịch tiền mặt. 

Việc tuân thủ các quy tắc liên quan đến DNFBP cũng là một mối quan tâm về AML/CFT quốc tế. Viện Các quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) đã cảnh báo rằng Triều Tiên đang trốn tránh các lệnh trừng phạt tài chính mục bằng cách chuyển tiền thông qua DNFBP. Cụ thể, RUSI gợi ý rằng Triều Tiên đang khai thác các đại lý hàng hóa giá trị cao (HVGD), đại lý kim loại và đá quý (DPMS), lĩnh vực bất động sản và các nghề bên cạnh khác như luật sư và kế toán, để trốn tránh các lệnh trừng phạt. 

Thu Hà – Trung tâm 81 (Dịch)

(Theo ComplyAdvantage)

Thống kê

  • 0
  • 1,937
  • 453,257

Cổng TTDT Chính phủ

Báo Quân đội nhân dân·