CƠ QUAN ĐẦU MỐI QUỐC GIA VIỆT NAM
VỀ PHÒNG, CHỐNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT

CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC 81

SPIRI: Lực lượng hạt nhân trên thế giới

Đầu năm 2025, chín quốc gia (Hoa Kỳ, Nga, Vương quốc Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên và Israel) sở hữu tổng cộng khoảng 12.241 vũ khí hạt nhân, trong đó 9.614 vũ khí có khả năng sẵn sàng hoạt động. Trong đó, khoảng 3.912 đầu đạn trong số này đã được triển khai, bao gồm khoảng 2.100 đầu đạn được duy trì trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao trên các tên lửa đạn đạo.

Nhìn chung, số lượng đầu đạn hạt nhân trên thế giới tiếp tục giảm do Hoa Kỳ và Nga đang tháo dỡ các đầu đạn đã ngừng sử dụng. Tuy nhiên, số lượng đầu đạn bị tháo dỡ hàng năm dường như đang giảm dần và có vẻ như tốc độ tháo dỡ các đầu đạn đã ngừng sử dụng sẽ sớm bị vượt qua bởi tốc độ các đầu đạn mới gia nhập kho vũ khí toàn cầu. Mức độ minh bạch thấp cản trở việc đánh giá tình trạng kho vũ khí hạt nhân của các quốc gia.

Quốc gia

Kho dự trữ quân sự Đầu đạn đã ngừng sử dụng

Tổng lượng tồn kho

Đầu đạn đã triển khai

Đầu đạn được lưu trữ

Tổng

Hoa Kỳ 1770 1930 3700 1477 5177
Nga 1718 2591

4309

1150 5459
Anh 120 105 225 225
Pháp 280 10 290 .. 290
Trung Quốc 24 576 600 600
Ấn Độ 180 180 .. 180
Pakistan 170 170 .. 170
Triều Tiên 50 50 .. 50
Israel 90 90 .. 90
Tổng 3912 5702 9614 2627 12241
. . = Không áp dụng hoặc không có sẵn;

– = Không có hoặc giá trị không đáng kể.

Ghi chú: Tất cả số liệu đều là ước tính gần đúng dựa trên thông tin công khai hoặc đánh giá của tác giả. SIPRI cập nhật dữ liệu về lực lượng hạt nhân toàn cầu hàng năm dựa trên thông tin mới và điều chỉnh các đánh giá trước đó. Các quốc gia được sắp xếp theo ngày thử nghiệm hạt nhân đầu tiên được biết đến; tuy nhiên, không có bằng chứng nguồn mở thuyết phục nào chứng minh Israel đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Xu hướng hiện đại hóa vũ khí hạt nhân

Tất cả chín quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân tiếp tục củng cố kho vũ khí hạt nhân trong năm 2024, và một số quốc gia đã triển khai các hệ thống vũ khí hạt nhân hoặc có khả năng mang hạt nhân mới trong năm. Hoa Kỳ và Nga cùng sở hữu gần 90% tổng số đầu đạn hạt nhân, và cả hai đều có các chương trình quy mô lớn đang được triển khai để hiện đại hóa và thay thế đầu đạn hạt nhân, cũng như các hệ thống phóng và cơ sở sản xuất vũ khí hạt nhân. Trung Quốc đang trong quá trình hiện đại hóa và mở rộng đáng kể kho vũ khí hạt nhân của mình, ước tính đã tăng từ 500 lên đến 600 đầu đạn. Kho vũ khí hạt nhân của các quốc gia khác nhỏ hơn, nhưng tất cả đều đang phát triển hoặc triển khai các hệ thống vũ khí mới hoặc đã công bố ý định thực hiện.

Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên triển khai các tên lửa có khả năng mang nhiều đầu đạn và tất cả đều được cho là đang hiện đại hóa các khả năng này. Cho đến giữa những năm 2000, chỉ có Pháp, Nga, Anh và Hoa Kỳ triển khai tên lửa mang nhiều đầu đạn. Kể từ đó, Trung Quốc đã phát triển hai loại tên lửa có khả năng này, trong khi Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên đều đang theo đuổi khả năng tương tự. Hoa Kỳ, Nga, Anh và Pháp là những quốc gia tiên phong trong việc triển khai vũ khí hạt nhân trên biển, nhưng trong những năm gần đây, các vũ khí này đã lan rộng, đặc biệt là ở bốn quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

         Học thuyết hạt nhân và chia sẻ hạt nhân

Vào tháng 11 năm 2024, Nga đã cập nhật học thuyết vũ khí hạt nhân, mở rộng phạm vi các tình huống mà Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Cả Nga và Belarus tiếp tục đưa ra tuyên bố trong năm 2024 rằng Nga đã triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Belarus, mặc dù không có bằng chứng rõ ràng về việc triển khai này.

Răn đe hạt nhân mở rộng là một thành phần quan trọng trong các thỏa thuận an ninh tập thể của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kể từ khi liên minh này được thành lập. Các cuộc thảo luận về tương lai của các thỏa thuận này, phần lớn được kích hoạt bởi xung đột vũ trang Nga – Ukraine năm 2022, tiếp tục diễn ra trong năm 2024. Đầu năm 2025, Hoa Kỳ xác nhận đã thay thế các bom hạt nhân trọng lực đặt tại các căn cứ quân sự bên ngoài lãnh thổ bằng các phiên bản nâng cấp.

Dịch Báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI)

Nguyễn Văn Vương (TT81).

 

Thống kê

  • 0
  • 2,846
  • 1,564,467

Cổng TTDT Chính phủ

Báo Quân đội nhân dân·